Bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào, vị trí lãnh đạo chỉ có duy nhất nhưng luôn có rất đông những người thuộc tầm giữa cũng muốn được đóng góp, tham gia lãnh đạo cho tổ chức.
Họ là không phải là những nhân viên xuất sắc nhất nhưng cũng không phải là người đứng đầu. Điểm mấu chốt họ là những người không có hoặc ít khả năng ảnh hưởng đến người khác, từ đó khiến họ mắc kẹt trong vị trí giữa của tổ chức. Theo bậc thầy ngành quản trị John C.Maxwell, họ là những người lãnh đạo cấp trung.
Trong cuốn sách “The 360o Leader” (tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360o ), ông chỉ ra 7 ngộ nhận phổ biến của những người đang nằm ở vị trí này gồm:
1. Ngộ nhận về chức vị
“Tôi không thể lãnh đạo nếu tôi không đứng đầu.”
Theo John C.Maxwell, đây là ngộ nhận hàng đầu của hầu hết lãnh đạo cấp trung. Họ cho rằng vị trí đứng đầu tự động biến họ thành những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, chức vị chỉ là cấp độ thấp nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo trong một tổ chức gồm: Chức vi, sự chấp nhận, kết quả, phát triển con người và vĩ nhân. Ở cấp độ chức vị, mọi người đi theo bạn vì họ phải theo. Tầm ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt quá giới hạn trong công việc. Nếu bạn ở cấp độ này càng lâu, tỷ lệ xin nghỉ việc càng cao và tinh thần làm việc càng xuống thấp.
Những người ngộ nhận về chức vị không hiểu được năng lực lãnh đạo hiệu quả phát triển như thế nào. Vấn đề nằm ở sự bố trí chứ không phải vị trí, khả năng gây ảnh hưởng tới người khác là vấn đề nằm ngoài chức vị. Khi hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo cấp trung sẽ có thể tìm ra phương hướng cho chính mình nhằm tạo ra ảnh hưởng lớn lao tới tổ chức từ bất kỳ vị trí nào.
2. Ngộ nhận về mục tiêu
“Khi nào trở thành lãnh đạo, tôi sẽ học cách lãnh đạo.”
Trong bất kỳ môn thể thao nào, ví dụ như marathon, sẽ không ai có thể dành chiến thẳng nếu đến ngày thi đấu mới lần đầu tiên đứng trước vạch xuất phát. Tất cả những vận động viên đều trải qua quá trình khổ luyện bền bỉ để cho một giải đấu chính thức. Vai trò lãnh đạo cũng giống như vậy. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần học nghệ thuật lãnh đạo càng nhiều càng tốt trước khi có chức vị lãnh đạo.
Người ta học được nghệ thuật lãnh đạo ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Bạn hãy lãnh đạo thật tốt dù ở bất kỳ vị trí nào vì đây chính là sự chuẩn bị cho việc nhận trách nhiệm nhiều hơn và nặng nề hơn. Nếu bạn không thử nghiệm các kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng ra quyết định của mình ngay khi chưa gặp nhiều khó khăn, thì bạn sẽ rất dễ gặp khó khăn khi cở vị trí cao hơn. Khi đó cái giá phải trả cho sai lầm rất đắt, hậu quả lớn hơn, và số người biết đến thất bại của bạn cũng rất lớn. Bạn có thể dễ dàng khắc phục những sai lầm ở quy mô nhỏ nhưng khi ở vị trí đứng đầu thì sai lầm của bạn sẽ gây tổn thất nặng nề cho tổ chức và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của mình.
Do đó nếu bạn muốn là một nhà lãnh đạo thành công, hãy học cách lãnh đạo trước khi bạn có một chức vị lãnh đạo.
3. Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng
“Nếu tôi đứng đầu, mọi người sẽ đi theo tôi.”
Nhiều người trong chúng ta đặc biệt là những người không có kinh nghiệm lãnh đạo có khuynh hướng đánh giá cao tầm quan trọng của chức danh lãnh đạo. Từ đó ngộ nhận về tầm ảnh hưởng của họ đến người khác sẽ gia tăng khi được giữ một vị trí lớn. Họ thường nhầm tưởng rằng khi được trao một chức vị lớn họ sẽ thành người có tầm ảnh hưởng, nhưng thực chất lại là điều ngược lai: Những vị trí này cần một người có tầm ảnh hưởng.
Bạn có thể ban cho ai đó một chức vụ, nhưng bạn không thể ban cho người đó vai trò lãnh đạo thật sự. Tầm ảnh hưởng phải được gây dựng, hãy nhớ rằng chức vụ không tạo ra lãnh đạo nhưng lãnh đạo tạo ra chức vụ.
4. Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm
“Khi nào đứng đầu, tôi sẽ lãnh đạo.”
Bạn có thể từng không ít lần nghe được tuyên bố từ một ai đó kiểu như: “Anh biết đấy, nếu tôi lãnh đạo, chúng ta sẽ không làm thế này, mà cũng không làm thế kia. Mọi việc sẽ khác hẳn nếu tôi là sếp?”. Câu nói này mang lại một tin tốt và một tin xấu.
Tin tốt là: Khát khao cải thiện tổ chức và sự tin tưởng vào năng lực bản thân, sáng tạo và tìm tòi phương thức hiệu quả hơn thường là những dấu hiện của một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên tin xấu với người này là do thiếu kinh nghiệm làm người đứng đầu tổ chức, họ có lẽ đã đánh giá quá cao quyền hành mình sẽ có được khi đứng đầu. Những người càng ở vị trí lãnh đạo cao, càng hiểu rằng có rất nhiều nhân tố kiểm soát tổ chức. Bạn cần tập hợp từng “mẩu nhỏ” ảnh hưởng. Chức vụ không cho bạn toàn bộ quyền điều hành hay bảo vệ bạn.
Một lần nữa điểm mấu chốt hơn cả bạn cần ghi nhớ luôn là tầm ảnh hưởng.
5. Ngộ nhận về tự do
“Khi ở vị trí cao nhất, tôi sẽ không còn bị hạn chế nữa.”
Nhiều người cho rằng vai trò lãnh đạo là tấm vé đến với tự do. Nó sẽ cung cấp mọi giải pháp cho tất các những khó khăn chuyên môn và tháo gỡ mọi rắc rối trong công việc. Một vài ý nghĩ chung mà mọi người thường có khi nghĩ về vị trí đứng đầu như: Khi tôi đạt đến vị trí cao nhất, tôi sẽ làm việc đó; Khi tôi leo hết bậc thang danh vọng, tôi sẽ có thời gian nghỉ ngơi; Khi tôi sở hữu công ty, tôi có thể làm gì tùy thích; Khi tôi lãnh đạo, chỉ có bầu trời là giới hạn….
Bất cứ ai đã sở hữu một công ty hay từng lãnh đạo một tổ chức đều biết rằng những ý nghĩ đó chỉ la tưởng tượng. Trở thành lãnh đọa không loại bỏ hoàn toàn tất cả hạn chế, cũng không dịch chuyển được giới hạn khả năng của bạn. Khi bạn ở vị trí cao trong tổ chức, gánh nặng trách nhiệm của bạn càng tăng. Ở nhiều tổ chức, trách nhiệm của bạn còn tăng nhanh hơn quyền hạn bạn nhận được.
Càng “lên cao”, bạn càng được kỳ vọng nhiều hơn, vì thế sức áp cũng lớn hơn và các quyết định bạn đưa ra cũng quan trọng hơn. Là người đứng đầu, bạn không những cần biết sắp xếp công việc của mình mà còn phải làm việc với những nhân viên, kết nối, tìm điểm chung và trao quyền để họ thành công. Vì vậy, trên một số phương diên, càng ở vị trí cao, lãnh đạo càng mất dần tự do, chứ không hề được tăng thêm.
6. Ngộ nhận về khả năng
“Chỉ khi trở thành lãnh đạo cao nhất, tôi mới có thể phát huy tối đa khả năng.”
Từ khi còn là một đứa trẻ, phần lớn mọi người đều từng mơ ước trở thành người đứng đầu lãnh đạo tập thể. Nếu có tham vọng chính trị, ước mơ sẽ là tổng thống. Nếu có khiếu kinh doanh, ước mơ sẽ là chủ công ty hay CEO. Hiếm ai có ước mơ đạt tới vị trí giữa tuy nhiên trên thực tế hầu hết mọi người đều không bao giờ trở thành nhà lãnh đạo mà dành trọn sự nghiệp của mình ở vị trí giữa.
Vì vậy theo quan điểm của Maxwell, mọi người nên phấn đấu đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp, chứ không phải đỉnh cao của tổ chức. Mỗi chúng ta nen làm việc để phát huy tối đa khả năng của mình, chứ không nhất thiết là để chiếm một vị trí trong tổ chức. Đôi khi, bạn có thể gây được ảnh hưởng lớn nhất không phải từ vị trí quan trọng nhất.
7. Ngộ nhận về việc “Được ăn cả, ngã về không”
“Nếu tôi không thể đạt được vị trí cao nhất thì tôi sẽ không cố gắng.”
Nhiều người mong ước được thành nhà lãnh đạo đứng đầu nhưng trên thực tế hầu hết mọi ngưởi sẽ không bao giờ trở thành CEO. Vậy họ có nên từ bỏ luôn việc lãnh đạo? Một số người thường có thái độ: “Nếu tôi không thể làm đội trưởng của đội bóng, tôi sẽ mang bóng của mình về nhà.” Họ liền từ bỏ ngay khi quan sát, biết rằng mình sẽ không bao giờ có thể đạt được vị trí cao nhất.
Đây là phản ứng sai lầm bởi một nhà lãnh đạo phải là người kiên trì và bền chí hơn bất kỳ ai khác. Khi bạn có ý nghĩ từ bỏ, không nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu của mình thì rất khó để người khác tin tưởng bạn, giao vị trí đứng đầu thậm chí còn nặng nề và cần nỗ lực gấp nhiều lần hơn thế.
Blog tự học seo - Sưu Tầm